Sổ đỏ như thế nào là hợp pháp, có được đứng tên 2 người hay không

Trong những năm trở lại đây, việc mua bán đầu tư Bất động sản đã trở nên sôi động trở lại khi tình hình dịch bệnh COVID trên cả nước dần dần được kiểm soát. Một bộ phận lớn người dân có mong muốn sở hữu các sản phẩm địa ốc là đất nền, căn hộ, shophouse, codotel … nhưng vẫn còn khá băn khoăn trăn trở khi mà trên thị trường vẫn còn xuất hiện các loại pháp lý giả mạo chẳn hạn sổ đỏ giả, sổ đỏ với thông tin nguồn gốc không rõ ràng, giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản còn nhiều bất cập.

Nắm bắt được những nỗi niềm băn khoăn trăn trở ấy của các bạn độc giả gần xa, hôm nay website Địa ốcBEST Real của chúng tôi đã cập nhật nội dung này, hi vọng là sẽ hữu ích đối với tất cả mọi người.

Sổ đỏ như thế nào là hợp pháp với luật định hiện hành từ phía Nhà nước như hiện nay ?

Sổ đỏ như thế nào là hợp pháp với luật định hiện hành

Theo thông tin vừa được chúng tôi ghi nhận thì sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng ta cần phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể như sau để có thể trở nên hợp pháp với luật định:

THÔNG TIN GHI TRÊN SỔ ĐỎ – GIẤY CHỨNG NHẬN:

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 của Giấy chứng nhận gồm có:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - trang 1

– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;

– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;

– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 và 3 của Giấy chứng nhận được in chữ màu đen gồm có:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - trang 2 và 3

– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận

– Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”

Trang 4 của Giấy chứng nhận gồm có:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - trang số 4

– Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

Trang 5 của Giấy chứng nhận là trang bổ sung thông tin, gồm có:

– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;

– Số hiệu thửa đất;

– Số phát hành Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

MỘT VÀI LỜI KHUYÊN ĐÁNG GIÁ TỪ CHUYÊN GIA:

Sổ đỏ như thế nào là hợp pháp, lời khuyên từ chuyên gia

Khi đầu tư, kinh doanh, mua bán bất động sản các bạn là nhà đầu tư cần lưu ý đến người bán địa ốc, tìm hiểu về xuất thân xem họ là ai, là người như thế nào, nếu đó là công ty thì chúng ta cần phải kiểm tra mã số thuế để từ đấy có được những thông tin chính xác về doanh nghiệp nhằm tránh khỏi những trường hợp rủi ro khi mua phải dự án lởm, công ty ma không có giấy phép thành lập ngoài thực tế.

Ngoài ra với những bạn mới lần đầu tìm hiểu về địa ốc thiết nghĩ chúng ta nên liên hệ với nhân viên kinh doanh bất động sản để có thể đọc hiểu sổ sách, biết được đầy đủ thông số ở trong giấy chứng nhận quyền sở hữu và đối chiếu với thực tế đất sao cho trùng khớp nhằm tránh tiền mất tật mang.

Và tốt hơn các bạn nên nhờ phòng công chứng, sở tài nguyên môi trường ở tại địa phương có bất động sản để nhờ họ thẩm định, kiểm tra dữ liệu trên trích lục tổng của đất đai từng khu vực để hạn chế tối đa một số trường hợp, chiêu trò của cò đất đối với những bất động sản thuộc diện quy hoạch hoặc sổ giả.

Làm sổ đỏ có đứng tên 2 người cùng lúc được không ?

Làm sổ đỏ có đứng tên 2 người cùng lúc được không

Trả lời: có, theo luật định hiện hành thì 1 sổ đỏ có thể đứng tên nhiều người (hình thức đồng sở hữu) và mỗi người sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận, quyền đối với nhà đất sẽ tương đương nhau. Đây được gọi là hình thức Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản chung, hay còn gọi là đồng sở hữu.

Khi làm sổ đỏ mất bao lâu, thời gian cụ thể như thế nào ?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu như sau:

“Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày”.

Tại khoản 40 Điều 2 Nghị định này cũng quy định rõ thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng (thời gian sang tên) như sau:

“Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày”.

Như vậy, thời gian cấp, sang tên Sổ đỏ vẫn được giữ nguyên từ ngày 03/3/2017 (ngày Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực) cho đến nay. Tuy nhiên, nếu người dân chỉ đọc duy nhất 02 quy định trên sẽ có nhiều người hiểu rằng kể từ khi nộp hồ sơ thì:

– 30 ngày sau sẽ có Giấy chứng nhận mới (cấp Sổ đỏ lần đầu).

– 10 ngày sẽ thực hiện xong thủ tục sang tên Giấy chứng nhận.

Cách hiểu như trên là không đúng, vì thời gian giải quyết 02 thủ tục trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian giám định.

Một sổ đỏ có thể vay được bao nhiêu ngân hàng, ở quê có thể vay được bao nhiêu tiền ?

Một sổ đỏ có thể vay được bao nhiêu ngân hàng

Chúng ta có thể dùng một số đỏ để vay thế chấp tại nhiều ngân hàng nhưng cần phải đáp ứng:

Tại thời điểm thế chấp, giá trị bất động sản lớn hơn tổng số tiền vay tại các ngân hàng. Tình trạng tài sản đang thế chấp cần được bên thế chấp thông báo cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo.

Ví dụ, bạn thế chấp sổ đỏ ngôi nhà của mình tại ngân hàng X để vay vốn kinh doanh. Hiện bạn sắp hết vốn nên muốn sử dụng sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng Y. Trong trường này, bạn cần thông báo với ngân hàng Y về tình trạng căn nhà của mình đã thế chấp tại ngân hàng X. Sau đó, để xác minh thông tin, ngân hàng Y sẽ liên hệ với ngân hàng X rồi mới xem xét, quyết định việc nhận hay không nhận thế chấp.

3. Khi thực hiện thế chấp sổ đỏ với ngân hàng cần phải được lập thành văn bản.

Khi lập văn bản thế chấp sổ đỏ nhà đất, bạn cần thỏa thuận rõ ràng về việc xử lý tài sản trong trường hợp phát hiện vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Bên nhận thế chấp có thể bán đấu giá tài sản đảm bảo nếu không có thỏa thuận trước đó. Chúc các bạn có được những thông tin hữu ích khi truy cập website.

Chuyên trang mua bán nhà đất, bất động sản giá tốt mến chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Content by Odo Corporation

Website chính thức từ phía Tập đoàn: www.odocorp.com